Thừa phát lại thực hiện việc cưỡng chế thi hành án như thế nào?

  3/5/14
Thừa phát lại trong 1 lần cưỡng chế thi hành án
Blog Thừa phát lại - Theo quy định, Thừa phát lại có quyền cưỡng chế khi tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, đối với việc cưỡng chế có huy động lực lượng thì Thừa phát lại không chủ động hoàn toàn về thủ tục như các cơ quan thi hành án Nhà nước. Cụ thể, căn cứ vào khoản 14 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 61/2009/NĐ-CP về Thừa phát lại thì:
Trong trường hợp cưỡng chế thi hành án cần huy động lực lượng bảo vệ, Văn phòng Thừa phát lại phải báo cáo, xin ý kiến của Trưởng Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự cấp huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.
Trên cơ sở ý kiến của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại lập kế hoạch cưỡng chế, báo cáo Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, kèm theo hồ sơ thi hành án để Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự xem xét, phê duyệt kế hoạch cưỡng chế và ra quyết định cưỡng chế thi hành án.
Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Văn phòng Thừa phát lại, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự xem xét phê duyệt kế hoạch và ra quyết định cưỡng chế thi hành án; trường hợp cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế ngay thì Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có ý kiến trong thời hạn 1 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Văn phòng Thừa phát lại. Trường hợp không nhất trí thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Sau khi được phê duyệt và ra quyết định cưỡng chế thi hành án, Thừa phát lại thực hiện việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự và quy định của Nghị định này về cưỡng chế thi hành án.
Đức Hoài
logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết