Blog Thừa phát lại 24h - Bạn sắp giao cho người khác, đối tác một số tiền lớn để thực hiện 1 nghĩa vụ trong quan hệ pháp lý (chuyển nhượng nhà-đất; vay mượn tiền; chia di sản thừa kế; chia tài sản chung; góp vốn hợp tác đầu tư...) và bạn không muốn có tranh chấp pháp lý liên quan đến việc có hay không việc việc giao nhận tiền, số tiền giao nhận là bao nhiêu, mục đích của việc giao nhận. Trước đây, các bên có thể tự xác lập các văn bản thể hiện việc giao nhận tiền, tự ký kết và nhờ người thứ 3 làm chứng. Tuy nhiên, phương thức này tiềm ẩn 1 số rủi ro nếu vụ việc phát sinh tranh chấp trước Tòa án như:
- Người nhận tiền ký 1 chữ ký khác không phải của mình và viết nét chữ khác thường lệ;
- Người làm chứng chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Văn bản thể hiện việc giao nhận tiền mất, thất lạc hoặc hư hỏng;
- Văn bản thể hiện việc giao nhận tiền được soạn thảo không kỹ lưỡng dẫn đến rủi ro về mặt soạn thảo.
Hình minh họa. Giao nhận tiền tự thân tiềm ẩn rủi ro |
- Đối với trường hợp người nhận tiền ký chữ ký khác và giả nét chữ khác thường lệ thì người khởi kiện cần yêu cầu Tòa án sử dụng đến khâu giám định chữ ký, nét chữ... để làm căn cứ giải quyết tranh chấp, rủi ro là cao khi việc giao nhận không có người làm chứng.
- Đối với việc người làm chứng chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không có người làm chứng để đối chất, rủi ro là cao khi mà việc giao nhận tiền không lập thành văn bản hoặc văn bản được lập một cách sơ sài.
- Đối với trường hợp văn bản thể hiện việc giao nhận tiền mất, thất lạc hoặc hư hỏng thì rủi ro là cao khi mà việc giao nhận tiền không có người làm chứng.
- Đối với trường hợp văn bản thể hiện việc giao nhận tiền được soạn thảo không kỹ lưỡng dẫn đến rủi ro về mặt soạn thảo dẫn đến xác định mục đích giao nhận tiền, gây khó khăn cho quá trình giải quyết tranh chấp.
Người dân đang được vi bằng tại văn phòng Thừa phát lại Thủ Đức |
Vậy, bằng cách nào để loại trừ những rủi ro nói trên. Đó chính là nhờ Thừa phát lại lập vi bằng. Từ năm 2010 đến nay, với sự ra đời của các văn phòng Thừa phát lại, người dân có thể nhờ Thừa phát lại hỗ trợ lập vi bằng (lời chứng của Thừa phát lại đi kèm hình ảnh, âm thanh để tăng chứng) ghi nhận việc giao nhận tiền. Vi bằng được lập thành 3 bản, 1 bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại, 1 bản giao cho người người yêu cầu lập vi bằng, bản cuối cùng Thừa phát lại sẽ đi đăng ký tại Sở Tư pháp trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày lập. Khi nhờ Thừa phát lại lập vi bằng, người dân sẽ được an tòan pháp lý bởi lẽ:
- Người giao nhận tiền không thể chối cãi rằng chữ ký, nét chữ không phải của mình bởi vì Thừa phát lại đã kiểm tra nhân thân, giấy tờ của bên nhận cũng như bên giao tiền và có hình ảnh giao nhận tiền đi kèm;
- Người giao tiền cũng không phải lo lắng khi Thừa phát lại đã lập vi bằng, chứng kiến cho mình mà sau đó bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự bởi kể từ thời điểm vi bằng được xác lâp, được Thừa phát lại đăng ký tại Sở Tư pháp thì vi bằng đã có giá trị chứng cứ mà không cần phải chứng minh thêm. Người dân chỉ cần trình vi bằng cho Tòa án để Tòa án làm căn cứ giải quyết vụ việc cho mình mà không cần phải mời Thừa phát lại lên để đối chất. Tòa án chỉ mời Thừa phát lại lên Tòa án để hỏi thêm 1 số vấn đề, làm rõ tính xác thực của vi bằng khi cần thiết.
- Người dân cũng không phải lo lắng vì văn bản thể hiện việc giao nhận tiền bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng bởi Vi bằng do Thừa phát lại lập có đính kèm văn bản nêu rõ số lượng tiền được giao, mục đích giao nhận tiền, bên giao, bên nhận là ai được lập thành 3 bản. Ngòai 1 bản do người yêu cầu giữ thì 2 bản còn lại được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại và Sở Tư pháp với chế độ lưu trữ nghiêm ngặt và lưu trữ vô thời hạn. Trong trường hợp người dân bị mất, thất lạc vi bằng hoặc vi bằng bị hư hỏng thì có thể đến 1 trong 2 cơ quan trên để xin sao y vi bằng. Bên cạnh đó, Thừa phát lại còn lưu trữ các văn bản, hình ảnh về vụ việc lập vi bằng dưới dạng file điện tử.
- Bạn cũng không cần phải lo lắng về việc văn bản thể hiện việc giao nhận tiền được soạn thảo không kỹ lưỡng dẫn đến rủi ro về mặt soạn thảo. Bởi lẽ, công việc soạn thảo văn bản này cũng được các Thừa phát lại, những luật gia hỗ trợ bạn soạn thảo nên tránh được những rủi ro này.
Khi nhờ Thừa phát lại lập vi bằng, người dân cũng cảm nhận được sự tiện ích của 1 chế định rất gần với người dân bởi Thừa phát lại lập vi bằng "Mọi lúc, mọi nơi-Đến ngay khi bạn cần!". Theo quy định hiện hành thì Thừa phát lại được lập vi bằng không bị khống chế về thời gian, địa điểm (24/24h và trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
Các dạng vi bằng giao nhận khác mà Thừa phát lại thường hỗ trợ người dân:
- Vi bằng giao nhận nhà;
- Vi bằng giao nhận hàng hóa;
- Vi bằng giao nhận sổ sách, giấy tờ;
- Vi bằng giao nhận con dấu.