Blog Thừa phát lại - Theo thông tin của trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận thì vi bằng đầu tiên của Văn phòng Thừa phát lại La Gi bị Sở Tư pháp từ chối đăng ký do nội dung lập vi bằng liên quan đến thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp.
Hình minh họa
Nội dung Thông báo như sau:"Vừa qua, Sở Tư pháp đã nhận Vi bằng số 01/VB-TPL ngày 04/3/2019 của Văn phòng Thừa phát lại La Gi, do Thừa phát lại Võ Quốc N lập ngày 26/02/2019.
Nội dung Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi: “Ghi nhận lại sự kiện, hành vi giao nhận số tiền: 500.000.000đ (Năm trăm triệu đồng) về việc chuyển nhượng 02 quyền sử dụng đất tọa lạc tại: Thôn Phước Thọ, xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận giữa ông Nguyễn Ngọc H (Bên nhận chuyển nhượng) và Hộ ông Lương Minh T (Bên chuyển nhượng)”. Sau khi xem xét, đánh giá nội dung của vi bằng trên, căn cứ quy định pháp luật, ngày 06/3/2019 Sở Tư pháp đã có Thông báo từ chối đăng ký vi bằng với các lý do cụ thể như sau:
Về thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng: Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung bởi quy định tại Khoản 8 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ thì Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp.
Theo quy định trên, Thừa phát lại chỉ lập Vi bằng để ghi nhận sự kiện “giao nhận tiền” giữa các bên, tuy nhiên nội dung Vi bằng lại có nêu: “Ghi nhận lại sự kiện, hành vi giao nhận số tiền: 500.000.000đ (Năm trăm triệu đồng) về việc chuyển nhượng 02 quyền sử dụng đất … ” giữa ông Nguyễn Ngọc H (Bên nhận chuyển nhượng) và Hộ ông Lương Minh T (Bên chuyển nhượng)” là không phù hợp.
Bởi vì, việc thực hiện chuyển nhượng 02 quyền sử dụng đất là thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp. Đồng thời, theo quy định của pháp luật thì quyền định đoạt đối với tài sản là quyền sử dụng đất có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Do vậy, việc Thừa phát lại Trương Quốc N lập Vi bằng nêu trên là không đúng quy định pháp luật về công chứng và thừa phát lại, cụ thể là thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng. Căn cứ Khoản 5 Điều 26 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9, Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ, Sở Tư pháp đã có thông báo từ chối đăng ký vi bằng số 01/VB-TPL do Thừa phát lại Trương Quốc N lập ngày 26/02/2019.
Ngoài ra, Sở Tư pháp cũng đề nghị Văn phòng Thừa phát lại La Gi trong quá trình thựchiện nghiệp vụ của mình, cần lưu ý nội dung của Vi bằng phải đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định nêu tại Điều 27 của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP của Chính phủ".
Về thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng: Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung bởi quy định tại Khoản 8 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ thì Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp.
Theo quy định trên, Thừa phát lại chỉ lập Vi bằng để ghi nhận sự kiện “giao nhận tiền” giữa các bên, tuy nhiên nội dung Vi bằng lại có nêu: “Ghi nhận lại sự kiện, hành vi giao nhận số tiền: 500.000.000đ (Năm trăm triệu đồng) về việc chuyển nhượng 02 quyền sử dụng đất … ” giữa ông Nguyễn Ngọc H (Bên nhận chuyển nhượng) và Hộ ông Lương Minh T (Bên chuyển nhượng)” là không phù hợp.
Bởi vì, việc thực hiện chuyển nhượng 02 quyền sử dụng đất là thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp. Đồng thời, theo quy định của pháp luật thì quyền định đoạt đối với tài sản là quyền sử dụng đất có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Do vậy, việc Thừa phát lại Trương Quốc N lập Vi bằng nêu trên là không đúng quy định pháp luật về công chứng và thừa phát lại, cụ thể là thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng. Căn cứ Khoản 5 Điều 26 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9, Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ, Sở Tư pháp đã có thông báo từ chối đăng ký vi bằng số 01/VB-TPL do Thừa phát lại Trương Quốc N lập ngày 26/02/2019.
Ngoài ra, Sở Tư pháp cũng đề nghị Văn phòng Thừa phát lại La Gi trong quá trình thựchiện nghiệp vụ của mình, cần lưu ý nội dung của Vi bằng phải đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định nêu tại Điều 27 của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP của Chính phủ".
Nguồn: http://stp.binhthuan.gov.vn/