Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì Thừa phát lại thực hiện các công việc sau đây:
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu
Giải thích: Là
việc Thừa phát lại giao văn bản của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, viện kiểm
sát, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực
dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. cho đương sự.
Hình minh họa: Thừa phát lại đang niêm yết văn bản |
2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ
quan, tổ chức.
Giải thích: Thừa
phát lại là người làm chứng mang tính độc lập, khách quan và mô tả các sự việc
mà mình chứng kiến thành bộ vi bằng. Vi bằng có giá trị là nguồn chứng cứ trong
xét xử và trong các quan hệ khác.
Thừa phát lại đang lập vi bằng ghi nhận hiện trạng |
3.
Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan.
Giải thích: Thừa
phát lại đi xác minh xem người phải thi hành án có tài sản gì để đảm bảo thi
hành án không? Thừa phát lại đi xác minh trực tiếp hoặc gián tiếp (bằng công
văn xác minh) tại cơ quan liên quan đến việc quản lý tài sản (văn phòng đăng ký
đất đai, cơ quan đăng ký xe, tổ chức tín dụng…).
4. Tổ
chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.
Giải thích: Đóng
vai trò như một Chi cục thi hành án dân sự (cơ quan thi hành án dân sự cấp quận/huyện)
nơi văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở. Như vậy, người dân khi có Bản án cần
thi hành thì được quyền chọn cơ quan thi hành án nhà nước hoặc cơ quan thi hành
án tư nhân (văn phòng thừa phát lại) để thi hành cho mình.
Tác giả: Đức Hoài (Vui lòng dẫn nguồn nếu đăng lại bài viết từ trang này)